Safety

Chia Sẻ Về Phong Tục Đi Lễ Đầu Năm Mới Người Nhật của Ông Kiều Việt Hà - Nhân Viên Được Đào Tạo Bên Nhật

 

 

Ông. Kiều Việt Hà
Bộ Phận Xây Dựng - Hà Nội 
Thời Gian Bắt Đầu Làm Việc Tại OVC : Tháng 6 - 2005
Thời Gian Đào Tạo: từ tháng 8 - 2017 đến tháng 9 - 20188 

 

Cũng như ở Việt Nam, người Nhật có nhiều phong tục, nghi thức ngày Tết, mà phong tục đi lễ ngày đầu năm mới (Hatsumoude初詣) là một trong số đó.

Ngay từ tối 31 tháng 12, mọi người đi đến đền, chùa rất đông. Người ta xếp hàng để được vào lễ đúng từ thời điểm giao thừa, đây cũng là lúc 108 tiếng chuông được rung lên (gọi là jouya-no-kane 除夜の鐘), 108 tiếng chuông ngân lên đêm giao thừa nhằm thanh tẩy hết những tội lỗi của con người trong năm cũ, theo quan điểm của Phật giáo. Việc đi lễ chùa được tiếp tục sang các ngày tiếp theo. 

 

 

Rửa tay trước khi vào cầu nguyện là nghi lễ cần thiết để gột sạch tâm hồn và thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần. Thông thường người Nhật sẽ rửa tay trái rồi đến tay phải và dùng tay trái để rửa miệng.

Vào thăm chùa mọi người sẽ đến trước gian thờ, tung đồng xu vào hòm lộc, cúi đầu hai cái, vỗ tay hai cái và chắp tay cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình. Đồng xu nào cũng có thể sử dụng được, tuy nhiên đồng 5 Yên là đồng tiền rất được yêu thích bởi phát âm của đồng 5 Yên giống với chữ "duyên" (ご縁), tức mang lại sự may mắn trong năm mới.

Trước khi ra về, người ta thường không quên mua các món bùa năm mới, gọi là omamori (お守り), để cầu may mắn.  Người ta cũng thường hay bốc quẻ đầu năm, omikuji (おみくじ), để xem năm đó có gặp nhiều may mắn không. Nếu quẻ hung (kyou 凶) thì gấp lại, treo lên cành cây hay các dàn gỗ trong chùa để nhờ thần xóa đi.

Hiện nay Nhật Bản có khoảng 84 triệu Phật tử và hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, 75.000 ngôi chùa nằm ở khắp các vùng miền của Nhật Bản lại đón hàng chục triệu người đến thăm viếng.